Bệnh Lepto ở chó, mèo

Bệnh Lepto ở chó mèo tuy không lây lan và gây chết nhiều như bệnh Carre, bệnh Parvo nhưng cũng rất nguy hiểm. Đặc biệt bệnh này có thể lây lan sang cho người nên chủ nuôi cần phải chú ý.

Bệnh Lepto là gì?

Bệnh Lepto do xoắn khuẩn Leptospiral gây nên cho các loài động vật có vú kể cả con người không riêng chó, mèo gây viêm gan và các biến chứng nghiệm trọng.

Xoắn khuẩn Leptospiral gây bệnh Lepto
Xoắn khuẩn Leptospiral gây bệnh Lepto

Chuột được cho là nguồn bệnh. Bệnh Lepto ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với chó. Ở mèo tỷ lệ nhiễm trên lâm sàng rất thấp. Bệnh có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm, qua đường sinh dục, nhau thai và vết cắn hoặc ăn phải mô bị nhiễm bệnh. Nên thường phát dịch vào mùa mưa hay ở các vùng nhiều nước.

Các triệu chứng của bệnh Lepto

Đối với chó thể cấp tính thường biểu hiện: sốt từ 39,5° C đến 40° C, đau cơ, run giật, nôn mửa, thở gấp, mạch đập bất thường nặng hơn có thể nôn hay đi ngoài ra máu, chảy máu cam, xuất huyết, vàng da, thiếu niệu hoặc vô niệu, hôn mê và dẫn đến chết. Ở thế bán cấp tính có các biểu hiện: sốt, chán ăn, ho, khó thở, nôn mửa, khát nước, lười di chuyển, xuất huyết điểm hoặc tụ huyết, viêm kết mạc, viêm mũi, viêm amidan, vàng da, thiếu niệu hoặc vô niệu.
Ở mèo khi mắc bệnh các triệu chứng lâm sàng thường nhẹ hoặc không biểu hiện nhưng cũng gây ảnh hưởng đến gan và thận.

Bệnh Lepto ở chó
Bệnh Lepto ở chó

Cách phòng và chữa bệnh Lepto

Khi chó mèo mắc bệnh Lepto sẽ mất rất nhiều nước do nôn mửa và tiêu chảy nên nhanh chóng truyền dịch để bù lại lượng dịch đã mất. Ngoài ra, bệnh còn gây suy giảm thận nên điều trị bằng thuốc lợi tiểu hoặc tiêm thuốc lợi tiểu thẩm thấu thông qua tĩnh mạch khi điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Dù tỷ lệ tử vong của bệnh Lepto không đáng kể so với bệnh Carre và bệnh Parvo nhưng bệnh cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của chó, mèo nguy hiểm hơn nữa là có thể lây lan sang người gây hậu quả nghiêm trọng như rối loạn sinh sản hay vô sinh nên chúng ta cần phòng ngừa bệnh cho vật nuôi bằng cách tiêm chủng đầy đủ, cách ly với các nguồn bệnh, kiểm soát các loài ngặm nhắm nguyên nhân gây bệnh.