BỆNH PARVOVIRUS Ở CHÓ

Một trong những căn bệnh gây nguy hiểm ở chó là bệnh Parvovirus, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên tỷ lệ chết khi mắc bệnh này rất cao.

Bệnh Parvovirus là gì?

Bệnh Parvavirus (gọi tắt là Parvo) là bệnh truyền nhiễm do Canine Parvovirus gây nên ở chó gồm 3 chủng là CPV-2a, CPV-2b, CPV-2c với các triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu nên cún suy nhược rất nhanh và dẫn đến chết.

Chó bị bệnh Parvovirus
Chó bị bệnh Parvovirus

Các triệu chứng khi chó mắc bệnh Parvovirus

Bệnh thường xảy ra đối với những chú chó non khoảng 4 -8 tuần tuổi hay chó có hệ miễn dịch sức đề kháng yếu. Virus Parvo cực kỳ khỏe có thể tồn tại ở môi trường có ánh nắng mặt trời trong thời gian dài từ 5 đến 7 tháng, miễn dịch với rất nhiều loại chất tẩy rửa nên sự lây nhiễm cực kỳ cao. Bệnh có thể truyền trực tiếp từ chó bị bệnh sang chó khỏe hoặc trung gian thông qua phân, dụng cụ chăn nuôi, gậm nhắm… có mang virus parvo.
Khi virus parvo xâm nhập vào cơ thể khoảng từ 3 đến 10 ngày sau đó cún sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt, nôn mửa và các triệu chứng điển hình của mỗi thể bệnh.
- Thể viêm cơ tim: thường xảy ra đối với cho con ngay sau khi sinh, làm viêm và hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim và chết rất nhanh khoảng vài giờ thậm chí vài phút. Thể này không đi kèm với các triệu chứng về đường ruột. Nếu cún may mắn sống xót thì tim rất yếu vì có sẹo trong cơ tim.
- Thể đường ruột: thể này rất phổ biến, virus gây hoại tử các tế bào niêm mạc ruột dẫn đến tiêu chảy kèm máu, có mùi khó chịu gây nhiễm trùng đường ruột khiến nhiều ký sinh trùng xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng. Chó sụt cân nhanh, đau ở vùng bụng và chết 2 - 5 ngày do mất máu và nhiễm trùng.


- Thể kết hợp: kết hợp các triệu chứng của hai thể bên trên làm chó chết nhanh nhất.

Vấn đề chữa trị khi chó mắc bệnh Parvovirus

Cho đến thời điểm này, bệnh Parvovirus vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị chỉ là dùng kháng sinh kết hợp truyền dịch truyền dịch nhằm giảm các triệu chứng, cung cấp chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và phòng trị nhiễm trùng thứ cấp giúp kéo dài thời gian để chó có thể tạo ra một hệ miễn dịch mới chống chọi với bệnh.
Một vài lưu ý trong điều trị cho chó bị Parvovirus là khi phát hiện chó bị nhiễm bệnh nhanh chóng cách ly với các vật nuôi khác, cho ăn các thức ăn mềm dễ tiêu hóa không chứa chất béo, hạn chế uống nước thay vào đó là truyền dịch cho chó và không nên tự ý sử dụng các thuốc có tác dụng kháng viêm.
Bệnh Parvo ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của cún và vẫn chưa có thuốc đặc trị nên cách phòng chống tốt nhất là tiêm chủng đầy đủ, không cho chó tiếp xúc với các tác nhân trung gian có thể gây bệnh và có chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý.